Với hương vị hấp dẫn từ những viên mọc hòa quyện cùng nước dùng đậm đà từ xương, bún mọc là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Cùng tôi vào bếp tham khảo công thức nấu bún mọc chuẩn vị vô cùng đơn giản trong bài viết dưới đây nhé! Vậy là đã trả lời được cho câu hỏi hôm nay ăn gì rồi nhé!
1. Bún mọc sườn
Chuẩn bị
20 phútChế biến
1 giờ 30 phútĐộ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bún mọc sườn
Sườn non 400 gr(hoặc sườn thăn) Giò sống 250 gr Xương ống 300 gr Bún tươi 1 kg Chả lụa 200 gr Mộc nhĩ 60 gr Hành lá 5 nhánh Rau mùi 1 bó Hành tím 3 củ Rau sống 300 gr(tía tô/ húng quế/ rau diếp...) Gia vị thông dụng 50 gr(nước mắm/ hạt nêm/ muối...)Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua sườn non tươi ngon
- Bạn chọn mua sườn tươi, có màu hồng, thịt có độ đàn hồi, không có mùi ôi thiu.
- Miếng sườn ngon thường có xương dẹp và nhỏ vì nó có xương ít và nhiều thịt.
- Không nên chọn mua những miếng sườn có xương to và tròn, thường sẽ ít thịt.
- Không chọn mua những phần sườn bị thâm màu, thịt không còn độ đàn hồi, có mùi khó chịu và chảy nhớt.
Cách chọn mua xương ống ngon
- Xương ống ngon có màu tươi, không tái, không có mùi lạ và không bị lạnh, to khoảng 2 - 3 đốt ngón tay.
- Để chọn mua được khúc xương ống ngon thì bạn nên lựa chọn phần xương có độ to trung bình, vừa phải.
- Không nên mua phần xương ống quá nhỏ vì đây có khả năng là lợn con đang bị bệnh phải mổ non để bán.
Cách chế biến Bún mọc sườn
Sơ chế nguyên liệu
Xương ống rửa sạch, chặt nhỏ, sau đó trụng qua với nước sôi. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi nước mới và cho xương vào hầm, thêm vào một ít muối, hạt nêm và nước mắm để nước dùng ngọt hơn. Bạn lưu ý là phải thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
Sườn non (hoặc sườn thăn) mua về rửa sạch, chặt nhỏ vừa ăn. Bạn có thể rửa sườn với nước muối để khử mùi. Sau đó, bạn cho sườn vào tô, thêm 1/3 muỗng canh mắm, 1 muỗng canh hạt nêm và một chút tiêu xay, trộn đều và ướp khoảng 10 phút.
Mộc nhĩ rửa sạch, ngâm nước nóng cho nấm nở ra rồi thái sợi nhỏ.
Chả lụa thái miếng vừa ăn. Hành lá, rau mùi bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
Rau sống rửa thật sạch với nước. Bún tươi trụng sơ qua với nước sôi, để ráo nước.
>>>>Xem thêm: Bí quyết làm món gà quay chảo da giòn thịt ngọt thơm
Làm viên mọc
Cho giò sống vào tô, thêm mộc nhĩ, hành lá, một chút gia vị vào và trộn đều.
Sau đó, bạn viên hỗn hợp này thành những viên mọc tròn nhỏ, vừa ăn.
Bạn thả những viên mọc này vào nồi nước dùng, khi nào mọc chín và nổi trên mặt nước thì vớt ra.
Nấu nước dùng
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng thì cho hành tím vào phi cho thơm rồi cho sườn vào đảo đều. Đến khi thịt săn lại, bạn tắt bếp.
Khi nước dùng sôi, bạn cho sườn vào, đun đến khi nước dùng sôi thêm lần nữa rồi cho mọc vào, thêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút nữa là được.
Thành phẩm
Cho bún vào tô, thêm sườn, chả lụa cùng mọc lên trên cùng một ít hành lá và rau mùi, sau đó chan nước dùng và thưởng thức. Khi thưởng thức bún mọc, bạn nên dùng kèm với rau sống cùng vài miếng chanh. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với mắm tôm hoặc nước mắm và ớt nếu muốn.
Bún mọc sườn là món nước thơm ngon, hấp dẫn, đảm bảo cả nhà sẽ thích mê cho mà xem. Cùng vào bếp với Điện máy XANH bắt tay thực hiện nấu món ăn này bằng công thức khác. Click xem ngay nhé!
2. Bún mọc chân giò
Chuẩn bị
30 phútChế biến
30 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bún mọc chân giò
Bún tươi 1 kg Xương đùi gà 4 cái Chân giò heo 1 kg Thịt xay 300 gr Cà chua 500 gr Bạc hà 200 gr(dọc mùng) Thơm 300 gr(Khóm/ Dứa) Me 50 gr Nước mắm 3 muỗng canh Dầu ăn 1 muỗng canh Bột bắp 1 muỗng cà phê Bột nở 1/2 muỗng cà phê Rau nhúng 500 gr(rau muống chẻ / rau muống bào / bắp chuối bào) Rau thơm ăn kèm 1 ít(Quế/ ngò gai/ ngò om) Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ tiêu/ đường/ bột ngọt) Nước đá viên 200 mlCách chọn mua chân giò ngon
Tuỳ khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn có thể chọn mua chân giò trước hoặc sau nha:
- Phần thịt ở chân giò trước mềm và ngọt hơn, phù hợp để chế biến các món luộc, hầm, giả cầy…thường có giá cao hơn.
- Phần chân sau của lợn hoạt động ít hơn nên phần thịt nhiều hơn nhưng cũng có nhiều mỡ hơn. Phần thịt chân giò sau của lợn phù hợp để nấu cháo, kho, xào hoặc thịt băm…
- Chọn khối thịt chân giò rắn chắc, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo, khi ấn tay xuống thịt có độ đàn hồi cao.
- Nên chọn những miếng chân giò có màu hồng tươi, không có màu khác lạ, vết cắt có màu sắc tự nhiên, sáng, khô.
- Thịt không có mùi hôi, tanh, không có các hạt lạ trên thịt, sờ vào không có cảm giác nhầy nhớt, không bầm đen.
Cách chế biến Bún mọc chân giò
Sơ chế và luộc chân giò
Chân giò mua về dùng dao lam cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó chẻ làm đôi và rửa lại với nước sạch.
Cách sơ chế chân giò bớt hôi
- Cách 1: Trước khi chế biến thành những món ăn, hãy trụng giò heo trong nước sôi khoảng 2 - 3 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh.
- Cách 2: Dùng một chiếc khò gas mini bật lửa ở chế độ vừa hoặc đốt giấy báo thừa, rơm để thui sơ giò heo, loại bỏ được triệt để phần lông cứng trên bề mặt da heo. Tuy nhiên bạn nên sử dụng khò gas mini vì tính tiện lợi và dễ kiểm soát ngọn lửa hơn, tránh việc giò heo bị cháy khét.
Nấu nước dùng
Bắc nồi 2 lít nước lên bếp để lửa lớn, cho vào nồi 1 muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 4 cái xương đùi gà và chân giò, thêm 1 muỗng canh đường phèn và 1 củ hành tím đập dập.
Khi nước sôi lớn và nổi váng bọt, bạn dùng muôi canh vớt bỏ hết váng, đảo nhẹ rồi tiếp tục đun cho nước sôi lớn, vớt váng ra một lần nữa. Sau đó bạn hạ nhỏ lửa, đun đậy nắp 20 phút cho thịt chân giò chín.
Sau 20 phút, bạn mở nắp nồi, dùng đũa xiên qua chân giò thấy đã mềm thịt, không chảy máu đỏ ra thì vớt chân giò ra cho vào thau nước lạnh cho nguôi và giòn da, rồi vớt ra thớt xắt mỏng.
Tiếp tục hầm xương gà trên lửa vừa, cho me chua vào túi lọc nấu ăn rồi vào nồi nước dùng.
>>>Xem thêm: 2 Cách nấu bánh canh hải sản ngọt thanh cực hấp dẫn, đổi vị cho gia đình
Sơ chế các nguyên liệu khác
Thơm mua về rửa sơ qua nước lạnh, phần lõi dứa cắt ra cho vào nồi nước dùng, phần thịt bạn xắt miếng tam giác vừa ăn.
Cà chua rửa sạch với nước muối, sau đó bỏ cuống, xắt múi cau.
Bạc hà tước bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt chéo miếng vừa ăn.
Các loại rau nhúng mua về ngâm vào nước muối cho sạch, rồi rửa lại với nước lạnh.
Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Cách sơ chế nấm mèo khô đúng cách- Bạn chỉ nên ngâm nấm mèo khô tối đa 3 - 4 tiếng trước khi chế biến. Tránh ngâm nấm mèo khô quá lâu hoặc để qua đêm, sẽ dẫn đến sản sinh nhiều chất độc trong nấm, có hại cho sức khỏe.
- Ngâm nấm bằng nước lạnh chứ không ngâm bằng nước ấm vì tuy nấm nở nhanh hơn khi ngâm với nước lạnh nhưng chất morpholine trong nấm lại không có nhiều thời gian để trung hòa.
Xay mọc
Thịt xay mua về cho vào ngăn đã khoảng 15 phút cho thịt hơi lạnh và cứng lại, sau đó cho thịt xay vào máy xay thịt cùng 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1/2 muỗng cà phê bột nở, 1/4 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng cà phê bột ngọt.
Bạn đập nhuyễn 1 viên nước đá 200ml cho vào xay tốc độ cao cùng với thịt cho đến khi thấy thịt xay nhuyễn mịn. Cuối cùng cho mấm mèo xắt nhỏ vào xay thêm 15 giây cho đều.
Mách nhỏ: Trước khi xay thịt bạn cho thịt vào ngăn đá ít nhất 2 tiếng và xay chung nước đá sẽ giúp mọc dai ngon hơn.Hoàn thành nước dùng
Nước dùng sau thời gian hầm bạn mở nắp, thêm vào 2 muỗng canh nước mắm, vớt túi me ra, cho cà chua và thơm vào mở to lửa đun đến khi nước sôi lớn lại thì bạn bắt mộc thành từng viên tròn cho vào nồi.
Khi mọc đã chín và nổi lên mặt nước, bạn cho bạc hà vào khuấy đều nồi, đợi nước sôi lớn lại lần nữa, các nguyên liệu đã chín thì bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Vậy là phần nước dùng đã sẵn sàng để ăn với bún rồi, cùng sắp bún và thức ăn vào tô, chan nước vào rồi thưởng thức thôi nào.
Hoàn thành
Khi ăn, bạn cho bún tươi vào tô, sắp vào tô đầy đủ các nguyên liệu thịt chân giò, cà chua và thơm, vài lát bạc hà, vài viên mọc, cho 1 ít rau nhúng vào rồi chan vào một muôi nước dùng nóng hổi hấp dẫn.
Thành phẩm
Tô bún thơm ngon được bày ra vẫn còn toả khói, thơm nức gian bếp. Nước dùng vừa vị, chua chua ngọt ngọt cực cuốn vị. Thịt chân giò trắng mềm, mọc dai giòn hấp dẫn là sự kết hợp tuyệt vời với món bún thơm ngon này.
Đây là món ăn lý tưởng thêm vào thực đơn bữa cơm cuối tuần để cả gia đình bạn cùng quây quần bên nhau thưởng thức.
Nguồn gốc của bún mọc
Bún mọc còn có tên gọi khác là bún mộc, là món ăn bắt nguồn từ làng Mọc, Nhân Chính, nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngày nay, bún mọc đã có mặt ở khắp các vùng miền trên đất nước và món ăn này cũng được biến tấu hài hòa để phù hợp với văn hóa ẩm thực của mỗi nơi.
Mẹo thực hiện thành công món bún mọc
- Để mọc có độ dai nhất định thì ăn đến đâu bạn cho mọc đến đó.
- Bạn cũng có thể ăn kèm với chả quế hoặc chả chiên để món bún thêm phần hấp dẫn.
Trên đây là bài viết hướng dẫn thực hiện 2 cách nấu bún mọc chuẩn vị, thơm ngon, đậm đà hấp dẫn cực kì đơn giản và dễ thực hiện mà ai cũng có thể làm được. Chúc các bạn thành công với 2 công thức này nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét